Menu

Chỉ số giá tiêu dùng quý I/2024 tăng 3,77%

29/03/2024 19:55:46

Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý I/2024 tăng 3,77% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Lãnh đạo Tổng cục Thống kê trả lời báo chí tại họp báo (Ảnh: HNV)

Số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/3 cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2024 giảm 0,23% so với tháng trước, so với tháng 12/2023 tăng 1,12% và so với cùng kỳ 2023 tăng 3,97%. Tính chung quý I/2024, CPI tăng 3,77% so với cùng kỳ 2023, lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 7 nhóm hàng giảm giá và 4 nhóm hàng tăng giá. Trong đó, chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tháng 3/2024 tăng cao nhất, tăng 0,29% so với tháng trước, qua đó làm tăng CPI chung 0,05 điểm phần trăm.

Chỉ số giá nhóm thực phẩm tháng 3/2024 giảm mạnh nhất, giảm 1,19% so với tháng trước, do nhu cầu tiêu dùng sau Tết Nguyên đán giảm trong khi nguồn cung hàng hóa dồi dào.

Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, các yếu tố làm tăng CPI quý I/2024 so với cùng kỳ năm trước là: Giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon trong dịp Tết, làm cho chỉ số giá gạo quý I/2024 tăng 21,71% so với cùng kỳ 2023. Chỉ số giá nhóm nước sinh hoạt tăng 10,58%; Chỉ số giá nhóm điện sinh hoạt tăng 9,38%; Chỉ số giá nhóm giáo dục quý I tăng 9,02%; Chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 6,51%; Chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 5,4%; Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,35%.

Yếu tố làm giảm CPI trong quý I/2024 so với cùng kỳ 2023 là: Chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông quý I năm 2024 giảm 1,46% so với cùng kỳ 2023 do giá điện thoại thế hệ cũ giảm khi các doanh nghiệp áp dụng chương trình giảm giá, kích cầu đối với các dòng điện thoại thông minh đã được tung ra thị trường một thời gian.

Trong quý I/2024, lạm phát cơ bản bình quân tăng 2,81% so với cùng kỳ 2023, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,77%) chủ yếu do giá lương thực, xăng dầu, giá dịch vụ y tế và giá dịch vụ giáo dục là yếu tố tác động tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.

Nguồn: Tổng cục Thống kê 

Tổng cục Thống kê nhận định, kinh tế – xã hội 3 tháng đầu năm 2023 của nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều biến động phức tạp và bất ổn. Lạm phát toàn cầu mặc dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao; sự phục hồi chậm và suy giảm nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn. Sự bất ổn của một số ngân hàng ở Mỹ, châu Âu ảnh hưởng đến niềm tin của người dân trên thế giới đối với hệ thống ngân hàng trong khi các ngân hàng Trung ương tiếp tục tăng lãi suất và sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ hơn nữa. Giá năng lượng thế giới tăng cao; chiến sự Nga - Ucraina kéo dài… Các tổ chức quốc tế đưa ra nhận định khác nhau về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023 nhưng cùng thống nhất về dự báo mức tăng trưởng thấp hơn năm 2022 từ 0,5 đến 1,2 điểm phần trăm./.

 

Lê Anh

(theo dangcongsan.vn)

Nguồn: https://dangcongsan.vn/kinh-te/chi-so-gia-tieu-dung-quy-i-2024-tang-3-77-662148.html

 
 

Bài viết cùng chuyên mục

Cứ 5 giây thế giới lại có một người chết vì tiểu đường, các nhà khoa học đang tìm cách ngăn chặn điều đó, bằng một phương pháp hứa hẹn chữa trị tận gốc căn bệnh này.

Phát hiện hành tinh cỡ Trái đất có khả năng có sự sống

Ngoại hành tinh TOI 700 e có kích thước xấp xỉ Trái đất, nằm trong vùng có thể ở được và cách chúng ta hơn 100 năm ánh sáng.

Không phải kim cương, đâu là vật liệu đắt nhất trên thế giới?

Vì khó sản xuất nên một số vật liệu có giá trị lên tới hàng triệu, hoặc thậm trí hàng tỷ USD cho mỗi gram.

Lục địa Châu Phi đang trong quá trình tách ra làm đôi, sẽ hình thành thêm một đại dương mới

Các mảng kiến tạo xung quanh châu Phi, vốn đang di chuyển dần xa nhau ra, sẽ phân tách châu lục này thành hai phần và tạo ra một đại dương mới trong hàng triệu năm nữa.