Menu

Khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết

15/02/2024 20:11:35

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ban hành ngay Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân; tiếp tục bảo đảm công tác an sinh xã hội...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ để đánh giá tình hình Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau Tết.

Sáng 15/2 (mùng 6 Tết), ngày là việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ để đánh giá tình hình Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau Tết. Dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà, Trần Lưu Quang; Bộ trưởng các bộ, Thủ tưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Theo các báo cáo, ý kiến tại cuộc họp, để chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ nhân dân đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 theo Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 23/11/2023 của Ban Bí thư, ngay từ sớm, Chính phủ đã có các chỉ đạo công tác chuẩn bị Tết tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 12/2023 và tháng 1/2024; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 15/12/2023, 5 công điện và nhiều văn bản chỉ đạo.

Các bộ, cơ quan, địa phương đã quán triệt và kịp thời triển khai các mặt công tác để tổ chức chuẩn bị, đón Tết theo chỉ đạo của Ban Bí thư và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tạo ra năng lượng mới, khí thế mới của cả dân tộc bước vào năm 2024.

Toàn quốc đã hỗ trợ, tặng quà Tết cho trên 13,9 triệu lượt đối tượng với tổng kinh phí gần 7.762 tỷ đồng. Trung ương và địa phương đã hỗ trợ khoảng 17.736 tấn gạo cho người dân trong cả nước.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã trích Quỹ "Vì người nghèo" và chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận vận động các đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm thăm, tặng quà Tết cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, công nhân nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn với tổng số trên 8,84 triệu suất quà, trị giá trên 5.055 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2023 vận động được 5,37 triệu suất quà trị giá khoảng 2.389 tỷ đồng).

Các cấp Hội Chữ thập đỏ đã trợ giúp trên 1,52 triệu lượt người nghèo, người dân có hoàn cảnh khó khăn với tổng trị giá gần 1.036 tỷ đồng. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã trao 274.206 thẻ bảo hiểm y tế, 18.353 sổ bảo hiểm y tế tự nguyện cho người có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo.

Tiền lương bình quân năm 2023 tại các doanh nghiệp ước đạt 8,5 triệu đồng/tháng, tăng 3% so với năm 2022. Có 47.625 doanh nghiệp báo cáo về kế hoạch thưởng Tết Giáp Thìn cho 3,33 triệu lao động với mức thưởng bình quân là 6,85 triệu đồng/người, tương đương mức thưởng Tết Quý Mão năm 2023. Người lao động còn được tổ chức nhiều chương trình hỗ trợ khác (như tặng quà, tặng tiền mặt, phiếu mua hàng, vé tàu xe, bố trí xe đưa đón…).

Trong 7 ngày nghỉ Tết, ngành du lịch ước đón và phục vụ 10,5 triệu lượt khách nội địa (tăng 16,6% so với cùng kỳ Tết Nguyên đán năm 2023), trong đó có khoảng 3,5 triệu lượt khách lưu trú (tăng 75% so với cùng kỳ). Một số địa phương có cảng biển quốc tế đã tổ chức đón khách du lịch tàu biển trong dịp Tết Nguyên đán, cho thấy dấu hiệu một năm phục hồi nhiều khởi sắc của dòng khách quốc tế.

Tuy nhiên, trong dịp nghỉ Tết, tình hình vi phạm quy định an toàn giao thông vẫn diễn ra phức tạp; còn xảy ra hiện tượng ùn tắc giao thông cục bộ tại một số thời điểm cận Tết, một số trường hợp vận chuyển hành khách quá số người quy định trên phương tiện vận tải; sức mua hàng hóa tăng thấp; việc thực hiện nếp sống văn minh tại các lễ hội, khu du lịch, công tác vệ sinh môi trường có nơi còn chưa tốt...Trong 7 ngày nghỉ Tết, toàn quốc xảy ra 541 vụ tai nạn giao thông, làm chết 214 người và 504 người bị thương (tăng 83 vụ, giảm 69 người chết, tăng 177 người bị thương so với cùng kỳ Tết Nguyên đán 2023).

Trong dịp Tết, không ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm đông người; số ca ngộ độc thực phẩm giảm 9,5%, số nhập viện theo dõi, điều trị giảm 19,6% so với cùng kỳ và đều được xử lý kịp thời. Có 604 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ, pháo hoa, tất cả các ca đều được khám, chữa trị tích cực.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết điểm mới của năm nay là lãnh đạo nhiều nước gửi điện mừng Tết Nguyên đán tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Trong dịp Tết, UNESCO đã tổ chức lễ công bố danh sách 64 thành phố đến từ 35 quốc gia được công nhận là thành viên "Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu", trong đó có 2 thành phố của Việt Nam là TP Hồ Chí Minh và thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.

Tuy nhiên, trong dịp nghỉ Tết, tình hình vi phạm quy định an toàn giao thông vẫn diễn ra phức tạp; còn xảy ra hiện tượng ùn tắc giao thông cục bộ tại một số thời điểm cận Tết, một số trường hợp vận chuyển hành khách quá số người quy định trên phương tiện vận tải; sức mua hàng hóa tăng thấp; việc thực hiện nếp sống văn minh tại các lễ hội, khu du lịch, công tác vệ sinh môi trường có nơi còn chưa tốt...

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận Hội nghị.

Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, lực lượng chức năng đã tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ trong dịp Tết. Đặc biệt Thủ tướng ghi nhận, cảm ơn, đánh giá cao các lực lượng ứng trực trên các lĩnh vực, bảo đảm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, biên giới, biên cương Tổ quốc; bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo đảm sức khỏe, tính mạng của người dân trong dịp vui Xuân, đón Tết; các lực lượng làm vệ sinh môi trường bảo đảm cho đất nước ta sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn; phục vụ đắc lực, hiệu quả Chỉ thị của Ban Bí thư, Chính phủ tổ chức cho nhân dân đón Tết.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thường xuyên, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự ủng hộ của Quốc hội, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, Chính phủ đã tổ chức cho nhân dân vui Xuân, đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, nghĩa tình.

Thủ tướng nêu rõ, năm nay là năm đầu tiên, Việt Nam thực hiện Nghị quyết của Liên hợp quốc công nhận Tết Nguyên đán là ngày nghỉ quốc tế. Theo đó, các cấp, ngành, địa phương đã bảo đảm không thiếu hàng, không đội giá; lương thực, thực phẩm dồi dào; an sinh xã hội được làm tốt, chăm lo cho người dân, các đối tượng chính sách, người yếu thế, người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, các lực lượng ứng trực; độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; nhiều nhà lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế đã gửi điện chúc mừng Tết Nguyên đán của Việt Nam; người Việt Nam ở nước ngoài cũng tổ chức vui Xuân, đón Tết, góp phần quảng bá văn hóa của Việt Nam.

Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi các vùng miền, thăm chúc Tết các đối tượng chính sách, thăm các lực lượng vũ trang. Công tác thông tin tuyên truyền đã thực hiện tốt, nhất là quảng bá, tuyên truyền về truyền thống lịch sử, văn hóa, xây dựng nhiều chương trình cho nhân dân đón Tết, tạo không khí vui tươi. Các lễ hội đầu Xuân cơ bản vui tươi, lành mạnh, du lịch khởi sắc, khách quốc tế đến Việt Nam cao gấp 2 lần so cùng kỳ năm ngoái. Các lực lượng ứng trực, nghiêm túc trong Tết. Các dự án trọng điểm quốc gia vẫn được triển khai. Các doanh nghiệp, chính quyền các cấp làm tốt công tác an sinh xã hội, người yếu thế, hoàn cảnh khó khăn, bảo đảm không có ai không có Tết, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Lưu ý về số vụ tai nạn giao thông đường bộ tăng lên; tắc nghẽn giao thông, cháy nổ vẫn còn; chỉ rõ các bài học kinh nghiệm và một số công việc sau Tết, Thủ tướng yêu cầu ban hành ngay Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân; tiếp tục bảo đảm công tác an sinh xã hội, thực hiện đúng Nghị quyết của Trung ương với mục tiêu toàn diện, bao trùm, hiện đại, bền vững; bảo đảm các lễ hội sau Tết được tổ chức an toàn, lành mạnh, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tiếp tục chăm lo bảo vệ sức khỏe của nhân dân; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, lấy cái đẹp dẹp cái xấu, cương quyết vô hiệu hóa các luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch.

Các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ, hiệu quả để tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp; tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để huy động mọi nguồn lực cho phát triển đất nước. Thủ tướng yêu cầu Văn phòng Chính phủ có báo cáo kết quả cho Ban Bí thư về công tác tổ chức ăn Tết cho nhân dân trên cả nước./.

Minh Anh

(theo dangcongsan.vn)

Nguồn: https://dangcongsan.vn/thoi-su/khan-truong-thuc-hien-cac-nhiem-vu-trong-tam-sau-ky-nghi-tet-659532.html

Bài viết cùng chuyên mục

Công bố Logo và giới thiệu cuộc thi Hoa hậu Văn hóa Du lịch Việt Nam

Viện nghiên cứu các vấn đề xã hội xin trân trọng công bố Logo chính thức của cuộc thi Hoa hậu Văn hóa Du lịch Việt Nam thuộc chuỗi hành trình của Dự án công đồng "Tôi yêu Văn hóa Du lịch Việt...

Dự án: VÌ NGƯỜI VIỆT HIỂU VỀ TRÀ VIỆT

Việt Nam, với nền văn hóa trà phong phú và đa dạng, việc uống trà đã trở thành một thói quen trong đời sống hàng ngày của người Việt. Từ những chén trà đá vỉa hè, trà túi lọc tại nhà, đến...

Hà Nội, thành phố của di sản văn hóa, từ lâu đã trở thành nơi lưu giữ và phát triển nhiều loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc, trong đó có hát Xẩm. Không chỉ là âm nhạc, Xẩm còn là tấm...

Thanhn Hóa: Khai giảng “Chương trình kiến tạo giải pháp về nước 104”

Ngày 13/9/2024, tại Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề & Giới thiệu việc làm tỉnh Thanh Hóa, Công ty CP Nước GMT đã khai giảng “Chương trình kiến tạo giải pháp về nước 104”.