Menu

Thế giới sẽ có 2,1 tỷ người trên 60 tuổi vào năm 2050

03/10/2023 08:44:52

Quỹ Dân số Thế giới (UNFPA) cho biết, số người từ 60 tuổi trở lên trên toàn thế giới được dự báo sẽ tăng gấp đôi và đạt 2,1 tỷ người vào năm 2050.

Báo cáo công bố mới đây của UNFPA chỉ ra rằng, sự gia tăng về số lượng và tỷ lệ người cao tuổi sẽ được thấy rõ ở tất cả các khu vực trên thế giới; đồng thời nhấn mạnh rằng các khu vực kém phát triển hơn sẽ chứng kiến tỷ lệ dân số cao tuổi tăng cao hơn một chút so với các khu vực khác. "Ở các khu vực phát triển hơn, tỷ lệ người cao tuổi sẽ tăng từ 26% vào năm 2022 lên 34% vào năm 2050, trong khi ở các khu vực kém phát triển hơn, tỷ lệ này sẽ tăng từ 11,5% lên 20% trong giai đoạn tương ứng", báo cáo nêu rõ.

Một người đàn ông 60 tuổi đang thu hoạch lúa mì ở  bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. (Ảnh:  Getty Images)

Trong số các quốc gia, dân số già của Ấn Độ được dự đoán sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050 và vượt qua số trẻ em ở nước này. Cụ thể, số người trên 60 tuổi ở Ấn Độ sẽ tăng từ 149 triệu người năm 2022 lên 347 triệu người vào năm 2050. Đến năm 2046, số người cao tuổi tại Ấn Độ sẽ vượt qua số trẻ em dưới 14 tuổi, trong khi tỷ lệ dân số từ 15-59 tuổi sẽ giảm. Quốc gia Nam Á này hiện là quốc gia đông dân nhất thế giới và hiện có dân số dưới 35 tuổi ở mức cao nhất (chiếm 65% dân số).

Dự đoán từ cơ quan Liên hợp quốc cho thấy mặc dù tổng dân số Ấn Độ sẽ tăng 18% từ năm 2022 đến năm 2050, nhưng dân số già của nước này sẽ tăng 134% và những người từ 80 tuổi trở lên sẽ tăng 279% trong cùng thời gian. “Đến năm 2050, cứ năm người ở Ấn Độ thì có một người già”, UNFPA cho biết.

Nghiên cứu của UNFPA cũng chỉ ra rằng, số lượng phụ nữ cao tuổi so với số lượng nam giới cao tuổi sẽ tăng dần theo độ tuổi tăng dần từ 60 đến 80 tuổi và do đó, các chính sách và chương trình phải đặc biệt tập trung vào nhu cầu đặc biệt của những phụ nữ lớn tuổi này.

Nghiên cứu cho biết phụ nữ ở nông thôn Ấn Độ cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn so với những người sống ở khu vực thành thị do họ phải đối mặt với sự cô lập, giao thông kém khiến việc di chuyển từ nơi này đến nơi khác trở nên khó khăn, thu nhập không ổn định và thiếu dịch vụ chăm sóc sức khỏe phù hợp.

UNFPA trích dẫn một nghiên cứu cho thấy có tới 51% số nam giới 60 tuổi trở lên tại Ấn Độ vẫn đi làm. Tuy nhiên, tỷ lệ này chỉ là 22% đối với phụ nữ. Người cao tuổi ở vùng nông thôn (40%) đi làm nhiều hơn so với thành thị (25,6%). Điều này khiến một bộ phận người cao tuổi ngày càng trở nên phụ thuộc về kinh tế do không còn thu nhập nhưng chi phí y tế tăng cao. Việc nhóm dân số cao tuổi không tham gia vào nền kinh tế chính thức còn hạn chế quyền được hưởng nguồn lương hưu cố định, làm gia tăng bất ổn kinh tế./.

PG (theo CNBC, The National)

(theo dangcongsan.vn)

Nguồn: https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/the-gioi-se-co-2-1-ty-nguoi-tren-60-tuoi-vao-nam-2050-648373.html

 

Bài viết cùng chuyên mục

Công bố Logo và giới thiệu cuộc thi Hoa hậu Văn hóa Du lịch Việt Nam

Viện nghiên cứu các vấn đề xã hội xin trân trọng công bố Logo chính thức của cuộc thi Hoa hậu Văn hóa Du lịch Việt Nam thuộc chuỗi hành trình của Dự án công đồng "Tôi yêu Văn hóa Du lịch Việt...

Dự án: VÌ NGƯỜI VIỆT HIỂU VỀ TRÀ VIỆT

Việt Nam, với nền văn hóa trà phong phú và đa dạng, việc uống trà đã trở thành một thói quen trong đời sống hàng ngày của người Việt. Từ những chén trà đá vỉa hè, trà túi lọc tại nhà, đến...

Hà Nội, thành phố của di sản văn hóa, từ lâu đã trở thành nơi lưu giữ và phát triển nhiều loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc, trong đó có hát Xẩm. Không chỉ là âm nhạc, Xẩm còn là tấm...

Thanhn Hóa: Khai giảng “Chương trình kiến tạo giải pháp về nước 104”

Ngày 13/9/2024, tại Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề & Giới thiệu việc làm tỉnh Thanh Hóa, Công ty CP Nước GMT đã khai giảng “Chương trình kiến tạo giải pháp về nước 104”.