Menu

Ứng dụng KH&CN phục vụ bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ

09/12/2023 11:07:59

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Hồng Thái mong muốn, các nhà khoa học và các đại biểu đóng góp ý kiến, đề xuất định hướng phát triển và ứng dụng KH&CN phục vụ bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước nhằm đáp ứng nhu cầu nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Hồng Thái phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: TL 

Ngày 8/12, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã phối hợp với Phân hiệu trường Đại học Thuỷ lợi tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Định hướng phát triển và ứng dụng KH&CN đảm bảo an ninh nguồn nước giai đoạn 2021 - 2030”.

Phát biểu khai mạc Hội thảo,Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Hồng Thái cho biết, nước đã trở thành tài nguyên chiến lược thứ hai sau tài nguyên con người, cũng là chìa khoá để đạt được tất cả mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, nhưng đang bị suy thoái trầm trọng.

Do đó, trong những năm qua, Nhà nước đã đầu tư và có nhiều giải pháp để bảo đảm an ninh nguồn nước (ANNN) và an toàn đập, hồ chứa nước, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra với ANNN và an toàn đập, hồ chứa nước ở nước ta như:  Nguồn nước mặt của nước ta phân bổ không đều cả về không gian và thời gian, phụ thuộc nhiều vào nguồn nước xuyên biên giới; Thách thức về gia tăng nguồn nghiên cứu công nghệ để gia tăng nguồn nước cũng như sử dụng nước hiệu quả và tiết kiệm cũng là một bài toán lớn đặt ra trong giai đoạn tới, do đó nhu cầu nước dự kiến năm 2045 là 130 tỷ m3 tăng khoảng 30% so với nhu cầu thực tế hiện nay; Nguồn nước ở nhiều khu vực ở nước ta bị ô nhiễm trầm trọng...

Xác định an ninh nguồn nước đã trở thành vấn đề toàn cầu, việc bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước là yêu cầu tất yếu khách quan, là trách nhiệm và nghĩa vụ của cả hệ thống chính trị và toàn dân, đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển nhanh và bền vững đất nước trong giai đoạn trước mắt và lâu dài, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra 09 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, trong đó cũng đưa ra giải pháp “Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước”.

Từ nhu cầu thực tiễn ANNN và nhiệm vụ được giao của Đảng, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, ngày 01/12/2023 Bộ KH&CN đã ban hành Quyết định số 2846/QĐ-BKHCN phê duyệt Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước”, mã số KC.14/21-30.

Mục tiêu của Chương trình KC.14/21-30 sẽ hướng tới: Cung cấp luận cứ, cơ sở khoa học và thực tiễn để hỗ trợ xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước; Phát triển, ứng dụng, chuyển giao được các công nghệ tiên tiến để phát triển, quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, an ninh nguồn nước và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; Phát triển, ứng dụng và chuyển giao được các công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao mức bảo đảm an toàn, hiệu quả quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước và công trình thủy lợi.

Thứ trưởng Bộ KH&CN kỳ vọng trong giai đoạn đến năm 2030, Chương trình KC.14/21-30 sẽ góp phần giải quyết những vấn đề tổng thể các vấn đề KH&CN liên quan đến an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước như: Công nghệ tiên tiến và giải pháp để phát triển gia tăng nguồn nước nhằm chủ động ứng phó với nguy cơ, rủi ro mất an ninh nguồn nước; giải pháp, công nghệ mới, tiên tiến nhằm quản lý, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tuần hoàn, giảm thất thoát, lãng phí nước; tăng hiệu suất, năng suất nước; công nghệ, phương pháp tiên tiến, hiện đại, thông minh, đề xuất giải pháp mới gắn với đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong quản lý nhằm nâng cao mức bảo đảm an toàn, khai thác hiệu quả đập, hồ chứa nước…

Thứ trưởng mong muốn, các nhà khoa học, doanh nghiệp và các đại biểu sẽ tiếp tục đóng góp và có ý kiến thảo luận để đề xuất định hướng phát triển và ứng dụng KH&CN phục vụ bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước nhằm đáp ứng nhu cầu nước trong mọi tình huống, cấp đủ nước với chất lượng chấp nhận được cho sản xuất góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: TL 

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Hữu Huế, Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Thủy lợi cho biết, là trường đại học công lập, Trường Đại học Thủy lợi có bề dày truyền thống gần 65 năm xây dựng và phát triển. Trường đã đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ chất lượng cao trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, và đã đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Trong những năm vừa qua, Nhà trường chủ trương đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và đã đạt được những kết quả nhất định trong các lĩnh vực: Công trình; Kỹ thuật Tài nguyên nước; Thủy văn - Thủy lực; Hóa & Môi trường; Công nghệ Thông tin; Điện - Điện tử; Cơ khí; Khoa học xã hội; Kinh tế và Quản lý; Ngôn ngữ Anh. Đặc biệt, Nhà trường tập trung những vấn đề đang được xã hội quan tâm như: đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam; chuyển đổi số...

Trong lĩnh vực an ninh nguồn nước, Nhà trường có hàng trăm nhà khoa học đang giảng dạy và nghiên cứu về các lĩnh vực: khí tượng, thủy văn, quy hoạch, tưới tiêu, quản lý hệ thống công trình thủy lợi, môi trường đất, nước, cấp thoát nước, xử lý nước, an toàn hồ đập, vận hành và khai thác hồ chứa nước…. Nguồn lực con người hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ khoa học cấp nhà nước theo yêu cầu của Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia “Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước” giai đoạn đến năm 2030’’.

Tại Hội thảo các đại biểu đã trảo đổi và thảo luận về các giải pháp đảm bảo An ninh tài nguyên nước quốc gia; Nghiên cứu, ứng dụng KH&CN chế tạo máy bơm phục vụ bảo đảm an ninh nguồn nước; Đánh giá thực trạng và định hướng nghiên cứu KH&CN bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước tại một số khu vực của Việt Nam…/.

Bích Liên

(theo dangcongsan.vn)

Nguồn: https://dangcongsan.vn/khoa-hoc/ung-dung-kh-cn-phuc-vu-bao-dam-an-ninh-nguon-nuoc-va-an-toan-dap-ho-654689.html

Bài viết cùng chuyên mục

Công bố Logo và giới thiệu cuộc thi Hoa hậu Văn hóa Du lịch Việt Nam

Viện nghiên cứu các vấn đề xã hội xin trân trọng công bố Logo chính thức của cuộc thi Hoa hậu Văn hóa Du lịch Việt Nam thuộc chuỗi hành trình của Dự án công đồng "Tôi yêu Văn hóa Du lịch Việt...

Dự án: VÌ NGƯỜI VIỆT HIỂU VỀ TRÀ VIỆT

Việt Nam, với nền văn hóa trà phong phú và đa dạng, việc uống trà đã trở thành một thói quen trong đời sống hàng ngày của người Việt. Từ những chén trà đá vỉa hè, trà túi lọc tại nhà, đến...

Hà Nội, thành phố của di sản văn hóa, từ lâu đã trở thành nơi lưu giữ và phát triển nhiều loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc, trong đó có hát Xẩm. Không chỉ là âm nhạc, Xẩm còn là tấm...

Thanhn Hóa: Khai giảng “Chương trình kiến tạo giải pháp về nước 104”

Ngày 13/9/2024, tại Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề & Giới thiệu việc làm tỉnh Thanh Hóa, Công ty CP Nước GMT đã khai giảng “Chương trình kiến tạo giải pháp về nước 104”.