Menu

Vụ sập cầu Phong Châu: Lắp đặt cầu phao dã chiến phục vụ đi lại của người dân

29/09/2024 15:20:40

Sau 20 ngày xảy ra sự cố sập cầu Phong Châu nối 2 huyện Tam Nông và Lâm Thao (Phú Thọ), sáng 29/9, Lữ đoàn 249 (Binh chủng Công binh) đã tiến hành bắc cầu phao PMP 60 tấn, cách cầu Phong Châu bị sập do cơn bão số 3 gây ra khoảng 400m về phía hạ lưu sông Hồng.

Lực lượng công binh Lữ đoàn 249 ghép đốt, hợp long cầu phao Phong Châu. Ảnh: An Đăng - TTXVN

Theo đó, cầu phao được lắp đặt thuộc địa bàn xã Hương Nộn (huyện Tam Nông) và xã Bản Nguyên (huyện Lâm Thao). Để lắp được cầu phao, Lữ đoàn 249 đã huy động trên 200 cán bộ, chiến sỹ và gần 90 phương tiện các loại tham gia thực hiện nhiệm vụ. Lữ đoàn 249 xác định sử dụng 26 đốt khơi, 2 đốt mố để khớp nối, lắp ghép các đốt khơi lại và cố định để tạo thành chiếc cầu phao hoàn chỉnh.

Trước đó, ngày 28/9, Lữ đoàn Công binh đã tổ chức hạ thủy các khí tài gồm: 29 đốt khơi, 3 đốt mố, đầu kéo, phà, ca nô các loại.

Sau khi hoàn thành việc bắc cầu, đơn vị tổ chức thông xe kỹ thuật, kiểm tra, hiệu chỉnh kỹ thuật, hoàn tất các công đoạn. Dự kiến ngày 30/9, cầu phao sẽ bắt đầu thông xe phục vụ nhu cầu đi lại trước mắt của người dân.

 

Cầu được vận hành trong thời gian từ 6 giờ đến 22 giờ hàng ngày. Các phương tiện xe thô sơ, xe máy, xe gắn máy, xe mô tô 3 bánh được phép lưu thông 2 chiều, vận tốc không quá 5km/h. Đối với xe ô tô, chỉ cho phép ô tô con, xe bán tải (2-4 chỗ ngồi) lưu thông 1 chiều khi qua cầu, thời gian mỗi chiều lưu thông 10 phút, khoảng cách giữa các xe trên cầu không quá 30m, vận tốc không quá 10km/h.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ đã xây dựng phương án phân luồng trong quá trình sửa chữa cầu Phong Châu. Theo đó, các xe có tổng tải trọng từ 10 tấn trở xuống, xe thô sơ, xe máy, người đi bộ được lưu thông qua sông Hồng bằng cầu phao thay cho cầu Phong Châu bị sập.

Vụ sập cầu Phong Châu tại Km18+300 Quốc lộ 32C (kết nối 2 huyện Tam Nông và Lâm Thao) xảy ra khoảng 10 giờ ngày 9/9, đã cuốn trôi trụ T7 và 2 nhịp dàn chính (nhịp 6 và nhịp 7 phía bờ hữu sông Thao, thuộc huyện Tam Nông). Sơ bộ ban đầu xác định, tại thời điểm xảy ra sự cố, có 10 phương tiện đang di chuyển trên cầu (trong đó có 1 xe ô tô tải, 2 xe ô tô đầu kéo, 6 xe mô tô, 1 xe máy điện), 8 người mất tích; đã cứu, đưa 3 người bị thương đi cấp cứu tại cơ sở y tế. Nước lũ dâng cao nên việc tìm kiếm, cứu nạn gặp rất nhiều khó khăn, chưa xác định chính xác số lượng phương tiện và số người mất tích./.

Tạ Văn Toàn/TTXVN

 

 

Bài viết cùng chuyên mục

Công bố Logo và giới thiệu cuộc thi Hoa hậu Văn hóa Du lịch Việt Nam

Viện nghiên cứu các vấn đề xã hội xin trân trọng công bố Logo chính thức của cuộc thi Hoa hậu Văn hóa Du lịch Việt Nam thuộc chuỗi hành trình của Dự án công đồng "Tôi yêu Văn hóa Du lịch Việt...

Dự án: VÌ NGƯỜI VIỆT HIỂU VỀ TRÀ VIỆT

Việt Nam, với nền văn hóa trà phong phú và đa dạng, việc uống trà đã trở thành một thói quen trong đời sống hàng ngày của người Việt. Từ những chén trà đá vỉa hè, trà túi lọc tại nhà, đến...

Hà Nội, thành phố của di sản văn hóa, từ lâu đã trở thành nơi lưu giữ và phát triển nhiều loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc, trong đó có hát Xẩm. Không chỉ là âm nhạc, Xẩm còn là tấm...

Thanhn Hóa: Khai giảng “Chương trình kiến tạo giải pháp về nước 104”

Ngày 13/9/2024, tại Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề & Giới thiệu việc làm tỉnh Thanh Hóa, Công ty CP Nước GMT đã khai giảng “Chương trình kiến tạo giải pháp về nước 104”.