Menu

Đẩy mạnh thực hiện các Đề án Phát triển nông nghiệp nông thôn gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp

20/08/2024 19:43:25

Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung đề nghị các địa phương tập trung đẩy mạnh thực hiện các đề án Phát triển nông nghiệp nông thôn gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Trung phát biểu kết luận tại hội nghị

(Ảnh: Báo Long An)

Ngày 20/8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng UBND tỉnh Long An tổ chức "Hội nghị Sơ kết sản xuất trồng trọt năm 2024 và triển khai kế hoạch sản xuất trồng trọt năm 2025 tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)".

Năm 2024, ước diện tích xuống giống lúa các vụ là 3.823,55 ngàn hécta, thấp hơn cùng kỳ 16,35 ngàn hécta. Mặc dù diện tích giảm nhưng năng suất mỗi vụ đều tăng nên ước sản lượng cả năm 2024 là hơn 24 ngàn tấn, tăng hơn 11 ngàn tấn so với năm 2023, bảo đảm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. 

Đặc biệt, trong năm 2024, một số địa phương đã triển khai đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp; kết quả vừa giúp nông dân tăng lợi nhuận hơn 20%, vừa giảm phát thải 5-10 tấn CO2 tương đương/hécta so với ngoài mô hình. 

Ngoài ra, việc sản xuất cây rau màu luôn được các tỉnh trong vùng quan tâm chỉ đạo phát triển và góp phần quan trọng trong cơ cấu cây trồng của vùng.

Đặc biệt, hiện nông dân trong vùng đã từng bước thay đổi tư duy sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, liên kết sản xuất – tiêu thụ; xây dựng mã số vùng trồng xuất khẩu.

Ước sản lượng các loại cây ăn quả chín (xoài, chuối, thanh long, dứa, cam, quýt, bưởi,...) toàn Vùng ĐBSCL năm 2024 là 5.777 ngàn tấn, tăng 429,7 ngàn tấn so với năm 2023; trong đó ước sản lượng 8 tháng năm 2024 là 4.142 ngàn tấn; ước sản lượng 4 tháng cuối năm 2024 là 1.633 ngàn tấn. 

Mặc dù, đạt được nhiều kết quả khả quan trên, sản xuất lúa gạo tại ĐBSCL vẫn phải đối mặt với thách thức của biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn. Sử dụng đất nông nghiệp chưa hiệu quả gây suy thoái đất đai. Sử dụng vật tư đầu vào (giống, phân bón...) chưa hợp lý gây lãng phí nguồn lực và gây ô nhiễm môi trường. Việc sử dụng nguồn nước, khả năng cung ứng nước cho cây trồng theo khung thời vụ còn nhiều bất cập...

Các tỉnh ĐBSCL đang tích cực triển khai Đề án phát triển 1 triệu ha lúa chất lương cao bền vững gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL (Ảnh: Tường Vy)

Đồng chí Nguyễn Minh Lâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An, cho biết, hiện toàn tỉnh Long An có diện tích đất sản xuất nông nghiệp khoảng 310.000 ha với  các loại cây trồng chủ lực. Cụ thể, cây lúa gieo trồng lúa hàng năm khoảng 500.000 ha, sản lượng đạt 2,8-2,9 triệu tấn/năm, riêng năm 2023  đạt trên 3 triệu tấn; cây rau khoảng 10.000 ha; cây thanh long khoảng 8.000 ha; cây chanh khoảng 11.500 ha. 

Tỉnh Long An đã có 60.000 ha lúa sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao, 2.000 ha rau, 6.000 ha thanh long, 3.000 ha chanh ứng dụng công nghệ cao; 6 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Long An tiếp tục phát huy hiệu quả Chương trình phát triển phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm. Trên nền tảng đã có của sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao, tỉnh quyết tâm thực hiện Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Long An đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung đề nghị các địa phương tập trung đẩy mạnh thực hiện các đề án phát triển nông nghiệp nông thôn gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; đặc biệt, Đề án phát triển 1 triệu ha lúa chất lương cao bền vững gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL, Đề án phát triển cây ăn trái chủ lực, Đề án Cây công nghiệp có lưu ý đến cây dừa vùng ĐBSCL.

Bên cạnh đó, các địa phương theo dõi chặt chẽ tình hình khí tượng thủy văn, diễn biến nguồn nước để chủ động bảo vệ sản xuất, hạn chế thiệt hại xảy ra; xây dựng kế hoạch phòng chống hạn và xâm nhập mặn, kịp thời ứng phó khi có hạn, mặn thiếu nước tưới xảy ra vào mùa khô. Tiếp tục thực hiện giải pháp chỉ đạo gieo sạ tập trung, đồng loạt theo khung lịch khuyến cáo của Cục Trồng trọt; đồng thời, tăng cường hệ thống bẫy đèn, dự tính, dự báo và phòng trừ sâu bệnh kịp thời các đối tượng dịch hại trên lúa, cây ăn trái và rau màu..../.

Tường Vy

(theo dangcongsan.vn)

Nguồn: https://dangcongsan.vn/kinh-te/day-manh-thuc-hien-cac-de-an-phat-trien-nong-nghiep-nong-thon-gan-voi-tai-co-cau-nganh-nong-nghiep-675579.html

Bài viết cùng chuyên mục

Công bố Logo và giới thiệu cuộc thi Hoa hậu Văn hóa Du lịch Việt Nam

Viện nghiên cứu các vấn đề xã hội xin trân trọng công bố Logo chính thức của cuộc thi Hoa hậu Văn hóa Du lịch Việt Nam thuộc chuỗi hành trình của Dự án công đồng "Tôi yêu Văn hóa Du lịch Việt...

Hà Nội, thành phố của di sản văn hóa, từ lâu đã trở thành nơi lưu giữ và phát triển nhiều loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc, trong đó có hát Xẩm. Không chỉ là âm nhạc, Xẩm còn là tấm...

Hội thảo

Trong những năm gần đây, xu hướng phát triển nông nghiệp và tài chính theo hướng xanh, bền vững đang được quan tâm ngày càng nhiều. Việc tài trợ cho chuỗi sự kiện NÔNG NGHIỆP XANH - TÀI CHÍNH...

Khai trương không gian văn hóa lịch sử nghệ thuật 36 phố phường - Nét đẹp Hà Nội xưa và nay

Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Tàu có Thượng Hải…Trong các sách vở, trên các báo đài, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết mến yêu…