Menu

Mở ra những cơ hội mới để Thừa Thiên Huế tiếp tục phát triển

29/12/2024 21:45:22

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ghi nhận nỗ lực của tỉnh Thừa Thiên Huế khi làm tốt công tác phối hợp các cấp có thẩm quyền trình Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, UBTVQH thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023-2025. Sự kiện này đánh dấu cột mốc phát triển mới, mở ra những cơ hội mới để địa phương tiếp tục phát triển.

Chiều 29/12, thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.

Nội dung làm việc về kết quả phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tình hình triển khai các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), trọng tâm là Nghị quyết số 38/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế, Nghị quyết 175/2024/QH15 của Quốc hội về thành lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương và Nghị quyết 1314 của UBTVQH về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của Thành phố Huế giai đoạn 2023-2025 và công tác chuẩn bị đón Tết cho Nhân dân; nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.

Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng; Trưởng Ban Công tác đại biểu - Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Hải; Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lê Quốc Hùng; Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu.

Báo cáo với Đoàn công tác, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cho biết, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, cấp bách và đạt được những kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các ngành, lĩnh vực. Kết quả rà soát sau 4 năm thực hiện Nghị quyết, Thừa Thiên Huế đã có 11/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2024 đạt 6,94%/năm, ở mức khá so với các tỉnh, thành trong vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng. GRDP bình quân đầu người đạt 2.840 USD. Thu ngân sách tăng bình quân 9,75%/năm. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021 - 2024 tăng trưởng bình quân 8,7%/năm. Kết cấu hạ tầng đô thị được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, có tác động lan tỏa, tạo không gian phát triển mới và động lực cho phát triển bền vững. Tỉnh đã tập trung triển khai quyết liệt Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết 83/NQ-CP của Chính phủ, Nghị quyết 1264/NQ-UBTVQH14 ngày 27.4.2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết 38/2021/QH15 của Quốc hội; hoàn thành Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch chung đô thị; các đề án phục vụ mục tiêu xây dựng Thành phố trực thuộc Trung ương và nhiều đề án quan trọng khác…

Đến nay, Thừa Thiên Huế cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tại các đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp, sáp nhập: Quận Phú Xuân, Quận Thuận Hóa, thị xã Phong Điền, huyện Phú Lộc (mới) và các xã, phường, thị trấn, đảm bảo ổn định tổ chức bộ máy đáp ứng ngay yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, không để tình trạng bỏ trống, gián đoạn công việc; đồng thời, chuẩn bị kịp thời cho Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Quang cảnh buổi làm việc. 

Hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh chỉ tiêu biên chế cán bộ, công chức và chỉ tiêu số lượng người làm việc đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị tại đơn vị hành chính cấp huyện hình thành sau sắp xếp, thành lập trong phạm vi chỉ tiêu biên chế cán bộ, công chức, viên chức được cấp có thẩm quyền giao giai đoạn 2022 - 2026 và biên chế cán bộ, công chức cấp xã, số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo quy định tại Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ, bảo đảm phù hợp theo quy định tại Điều 11 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội...

Về thực hiện Nghị quyết 38/2021/QH15 của Quốc hội, tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật. Các cơ chế, chính sách đặc thù tại Nghị quyết số 38 trở thành công cụ pháp lý, nền tảng và đòn bẩy quan trọng giúp tỉnh huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển; phát huy, giảm bớt gánh nặng hỗ trợ nguồn lực từ trung ương cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông liên vùng, kết nối từng bước được đầu tư hoàn thiện, đồng bộ theo hướng hiện đại, tạo không gian phát triển mới và động lực phát triển bền vững.

Trong đó, với nguồn kinh phí được phân bổ thêm 45% số chi theo định mức dân số, ổn định trong giai đoạn 2022 - 2025, tỉnh đã phân bổ để thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội; ưu tiên tăng kinh phí sự nghiệp cho những lĩnh vực quan trọng như tăng cường cơ sở vật chất ngành giáo dục, chương trình đổi mới sách giáo khoa; kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa hạ tầng giao thông, thủy lợi, cây xanh cảnh quan, điện chiếu sáng, vệ sinh môi trường, bảo tồn di sản; ưu tiên đối với vùng miền núi, vùng cao, vùng có tình hình an ninh trật tự phức tạp và kiến thiết thị chính đô thị.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - Nguyễn Văn Phương phát biểu tại buổi Lễ.

Quỹ bảo tồn di sản Huế được tiếp nhận từ nguồn ngân sách nhà nước của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hỗ trợ, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn thu hợp pháp khác góp phần huy động nguồn lực tài trợ cho các dự án, đầu tư cho trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế và đầu tư cho các công trình, hạng mục chưa được ngân sách nhà nước đầu tư hoặc đầu tư chưa đủ. Từ năm 2022 đến nay, tỉnh đã bố trí 451,575 tỷ đồng từ nguồn thu phí tham quan di tích để trùng tu, tôn tạo cho gần 70 dự án di tích, di sản trên địa bàn tỉnh.

Về phương hướng nhiệm vụ năm 2025 - năm tăng tốc, bứt phá để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và là năm đầu tiên thực hiện nhiệm vụ của thành phố trực thuộc Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định tập trung tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết 175/2024/QH15, ngày 30.11.2024 của Quốc hội về việc thành lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương; Nghị quyết 1314/NQ-UBTVQH15, ngày 30.11.2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của Thành phố Huế giai đoạn 2023 - 2025.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ghi nhận và đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Đặc biệt, là kết quả vượt bậc năm 2024. Ghi nhận nỗ lực của tỉnh khi làm tốt công tác phối hợp các cấp có thẩm quyền trình Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, UBTVQH thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023-2025. Sự kiện này đánh dấu cột mốc phát triển mới, thành tựu nổi bật trong việc thực hiện chủ trương đẩy mạnh đô thị hóa gắn với phát triển kinh tế đô thị của cả nước; mở ra những cơ hội mới để địa phương tiếp tục phát triển. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, mặc dù đã lên thành phố trực thuộc trung ương nhưng Huế cần thẳng thắn nhìn nhận thực chất vị trí của mình trên bản đồ phát triển của cả nước để có giải pháp quyết liệt hơn, nhất là trong xây dựng văn kiện Đại hội và mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm kỳ tới.

Năm 2025 diễn ra đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng; chuẩn bị cho cuộc bầu cử ĐBQH khóa XVI và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031; cũng là năm đầu tiên Huế là TP trực thuộc Trung ương và kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh Thừa Thiên Huế, 95 năm thành lập Đảng bộ tỉnh. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị cả hệ thống chính trị nhanh chóng kiện toàn hệ thống chính quyền các cấp sau khi lên trung ương và sắp xếp đơn vị hành chính, đảm bảo sự thống nhất, liên thông trong quản lý nhà nước.

“Thời gian gấp rút, công việc nặng nề, nhưng cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo theo tinh thần của trung ương bảo đảm bộ máy tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Có giải pháp quyết liệt để xử lý vấn đề trụ sở, tài sản dôi dư, và có chính sách đối với cán bộ sau sắp xếp để tạo đồng thuận trong quá trình thực hiện. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 20 theo Chỉ thị 35-CT/TW của Bộ Chính trị”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.

Đồng chí Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh việc thực hiện hiệu quả Quy hoạch chung đô thị thành phố Huế, hoàn thiện Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế một cách bài bản, đồng bộ, trở thành một đô thị thông minh, hiện đại, nhưng vẫn giữ hồn cốt, bản sắc riêng của vùng đất cố đô. Chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, bảo đảm kết nối thông suốt, liên tỉnh, liên vùng và quốc tế. Đẩy mạnh phát triển hạ tầng chuyển đổi số. Tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để đẩy mạnh phát triển kinh tế, tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiện đại và bền vững. Thực hiện tốt kế hoạch đầu tư công năm 2025. Đẩy mạnh tiến độ thực hiện 03 CTMTQG; cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hướng tới việc đáp ứng các chuẩn mực quốc tế trong hợp tác và phát triển kinh tế. Giữ vững an ninh, quốc phòng; trật tự, an toàn xã hội, đẩy lùi các tệ nạn xã. Đầu tư phát triển, khai thác hiệu quả thế mạnh, xây dựng TP. Huế thành trung tâm lớn về: giáo dục - đào tạo, văn hóa - du lịch, khoa học - công nghệ, y tế. Đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh đô thị, tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ và đi vào chiều sâu các phong trào để xây dựng thành phố Huế sáng - xanh - sạch - đẹp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn giao Văn phòng Quốc hội tổng hợp các kiến nghị của tỉnh và gửi đến các cơ quan có liên quan để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền, bảo đảm đúng quy định của pháp luật, tạo điều kiện và hỗ trợ tối đa để phát triển kinh tế, - xã hội của thành phố Huế. Đối với các nội dung thuộc thẩm quyền Quốc hội, UBTVQH, giao các Ủy ban của Quốc hội nghiên cứu, tham mưu Quốc hội, UBTVQH xem xét./.

TIn, ảnh: Hoàng Oanh - Ngọc MInh

(theo dangcongsan.vn)

Nguồn: https://dangcongsan.vn/lanh-dao-dang-nha-nuoc/mo-ra-nhung-co-hoi-moi-de-thua-thien-hue-tiep-tuc-phat-trien-687575.html

 
 
 

Bài viết cùng chuyên mục

Công bố Logo và giới thiệu cuộc thi Hoa hậu Văn hóa Du lịch Việt Nam

Viện nghiên cứu các vấn đề xã hội xin trân trọng công bố Logo chính thức của cuộc thi Hoa hậu Văn hóa Du lịch Việt Nam thuộc chuỗi hành trình của Dự án công đồng "Tôi yêu Văn hóa Du lịch Việt...

Dự án: VÌ NGƯỜI VIỆT HIỂU VỀ TRÀ VIỆT

Việt Nam, với nền văn hóa trà phong phú và đa dạng, việc uống trà đã trở thành một thói quen trong đời sống hàng ngày của người Việt. Từ những chén trà đá vỉa hè, trà túi lọc tại nhà, đến...

Hà Nội, thành phố của di sản văn hóa, từ lâu đã trở thành nơi lưu giữ và phát triển nhiều loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc, trong đó có hát Xẩm. Không chỉ là âm nhạc, Xẩm còn là tấm...

Thanhn Hóa: Khai giảng “Chương trình kiến tạo giải pháp về nước 104”

Ngày 13/9/2024, tại Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề & Giới thiệu việc làm tỉnh Thanh Hóa, Công ty CP Nước GMT đã khai giảng “Chương trình kiến tạo giải pháp về nước 104”.