Phấn đấu 80% công nghệ, giải pháp quản lý, quy trình kỹ thuật đóng góp giảm thiểu khí nhà kính
Chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 "Nghiên cứu KHCN phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam" đặt mục tiêu 80% công nghệ, giải pháp quản lý, quy trình kỹ thuật đóng góp giảm thiểu khí nhà kính so với mức phát thải cơ sở trong lĩnh vực áp dụng.
Bộ KH&CN vừa phê duyệt chương trình KHCN cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 "Nghiên cứu KHCN phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam", nhằm phát triển công nghệ xanh, sạch, tuần hoàn; nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thu hồi, tận dụng, lưu trữ carbon...
Chương trình đề ra 8 nội dung nghiên cứu, bao gồm: Nghiên cứu để hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam; cơ sở lý luận, thực tiễn thiết kế, xây dựng, thử nghiệm các mô hình và đề xuất các giải pháp chuyển dịch xã hội, tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển carbon thấp nhằm mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam; cơ sở khoa học và thực tiễn, đề xuất giải pháp, điều kiện để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm hỗ trợ thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0.
Sử dụng năng lượng mặt trời giúp hạn chế khí nhà kính.
Phát triển, ứng dụng các giải pháp quản lý - kỹ thuật phục vụ khai thác và tận dụng hiệu quả nguyên/nhiên liệu sản xuất, các giải pháp kỹ thuật - công nghệ thu hồi, tận dụng và lưu trữ carbon trong các ngành, lĩnh vực; nghiên cứu khoa học, phát triển, giải mã, ứng dụng, công nghệ, giải pháp kỹ thuật, biện pháp quản lý cho phát triển mô hình hạ tầng giao thông - vận tải - logistic bền vững, giảm phát thải khí nhà kính.
Nghiên cứu khoa học, phát triển, giải mã, ứng dụng công nghệ, giải pháp kỹ thuật, biện pháp quản lý cho phát triển mô hình công trình xây dựng, đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị xanh, phát thải carbon thấp và bền vững góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong thiết kế, thi công, vận hành và quản lý.
Nghiên cứu khoa học, phát triển, giải mã, ứng dụng công nghệ, giải pháp kỹ thuật, biện pháp quản lý phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn, giảm phát thải trong sản xuất nông nghiệp; nghiên cứu khoa học, phát triển, giải mã, ứng dụng công nghệ, giải pháp kỹ thuật, biện pháp quản lý giám sát, phân tích, báo cáo, dự báo và cảnh báo nguy cơ phát thải và kiểm kê khí nhà kính.
Chương trình dự kiến có 7 loại hình sản phẩm. Ngoài cơ sở lý luận, thực tiễn, các báo cáo, mô hình, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội xanh, tuần hoàn, phát thải carbon thấp, các công nghệ, thiết bị phục vụ thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính, cơ sở dữ liệu, các sáng chế, giải pháp hữu ích…, chương trình còn có sản phẩm đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ các chuyên ngành liên quan.
Chương trình đặt mục tiêu 80% công nghệ, giải pháp quản lý, quy trình kỹ thuật đóng góp giảm thiểu khí nhà kính so với mức phát thải cơ sở trong lĩnh vực áp dụng.
70% công nghệ, sản phẩm tạo ra có tính năng kỹ thuật, chất lượng tương đương với công nghệ, sản phẩm cùng loại của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới; ít nhất 50% số nhiệm vụ có kết quả được ứng dụng trong thực tiễn khi chương trình kết thúc và hiệu quả được nơi sử dụng xác nhận.
Về đào tạo, 60% số nhiệm vụ có tham gia đào tạo sau đại học, trong đó 20% số nhiệm vụ có tham gia đào tạo tiến sĩ.../.
Hoàng Hà
(theo dangcongsan.vn)
Nguồn: https://dangcongsan.vn/khoa-hoc/phan-dau-80-cong-nghe-giai-phap-quan-ly-quy-trinh-ky-thuat-dong-gop-giam-thieu-khi-nha-kinh-682420.html
Bài viết cùng chuyên mục
- “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư"
- Khai thác tiềm năng trí tuệ nhân tạo thúc đẩy phát triển AI tại Việt Nam
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia
- Kỳ 5. Đổi mới sáng tạo: Động lực then chốt cho sự phát triển bền vững của ngành chè Việt Nam
- Đề xuất nhà khoa học là viên chức được tham gia điều hành doanh nghiệp
- Sẽ xây dựng 17 tiêu chuẩn quốc gia về trí tuệ nhân tạo
- Trí tuệ nhân tạo và định hướng nghề nghiệp: Khơi nguồn cảm hứng từ buổi tọa đàm của Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật