Menu

Nghị quyết mang tính lịch sử đối với Nhà nước Palestine

11/05/2024 20:09:31

Nghị quyết mới của Đại hội đồng Liên hợp quốc tái khẳng định quyền tự quyết của nhân dân Palestine và đánh giá Nhà nước Palestine đã đáp ứng các tiêu chí trở thành thành viên đầy đủ của Liên hợp quốc. Nghị quyết cũng khuyến nghị Hội đồng Bảo an xem xét lại một cách thuận lợi việc kết nạp Palestine theo quy định tại Điều 4 của Hiến chương Liên hợp quốc.

Kết quả bỏ phiếu Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc

Sáng ngày 10/5/2024 (giờ New York), tại Phiên họp khẩn cấp đặc biệt về hình hình Trung Đông và vấn đề Palestine, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thảo luận và xem xét dự thảo Nghị quyết do Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) giới thiệu về việc trao thêm một số quyền cho Palestine với tư cách Nhà nước Quan sát viên của Liên hợp quốc. Việt Nam là một trong số 77 nước tham gia đồng bảo trợ và 143 nước bỏ phiếu thuận thông qua Nghị quyết mang tính lịch sử đối với Nhà nước Palestine. 

Theo Nghị quyết mới được thông qua, kể từ khoá 79 của Đại hội đồng (tháng 9/2024), đoàn đại biểu Palestine sẽ được đặc cách hưởng thêm một số quyền tương tự các quốc gia thành viên khi tham dự các phiên họp, hội nghị do Đại hội đồng và một số cơ quan khác của Liên hợp quốc tổ chức. Theo đó, đoàn Palestine sẽ được quyền thay mặt các nhóm nước phát biểu, giới thiệu và đồng bảo trợ các đề xuất; quyền ứng cử vào một số vị trí tại Phiên họp toàn thể và các Uỷ ban chính của Đại hội đồng…

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc bỏ phiếu thuận thông qua Nghị quyết 

Nghị quyết mới của Đại hội đồng tái khẳng định quyền tự quyết của nhân dân Palestine và đánh giá Nhà nước Palestine đã đáp ứng các tiêu chí trở thành thành viên đầy đủ của Liên hợp quốc. Nghị quyết cũng khuyến nghị Hội đồng Bảo an xem xét lại một cách thuận lợi việc kết nạp Palestine theo quy định tại Điều 4 của Hiến chương Liên hợp quốc, nhấn mạnh sự ủng hộ rộng rãi của các nước thành viên đối với nguyện vọng chính đáng này của nhân dân Palestine.

Tại Phiên họp, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc và hầu hết các nước bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với tình hình xung đột và nhân đạo tại Gaza cũng như những diễn biến mới phức tạp gần đây ở khu vực; đánh giá Nghị quyết mới được thông qua là bước đi quan trọng hướng tới việc kết nạp Palestine làm thành viên đầy đủ của Liên hợp quốc, góp phần thúc đẩy thực hiện giải pháp “hai Nhà nước” nhằm đạt được hoà bình lâu dài và bền vững ở Trung Đông.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc sẽ có bài phát biểu về lập trường của Việt Nam khi Phiên họp khẩn cấp đặc biệt của Đại hội đồng tiếp tục diễn ra vào ngày 13/5/2024.

Phiên họp khẩn cấp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc được triệu tập sau khi dự thảo Nghị quyết về việc kết nạp Palestine bị phủ quyết tại Hội đồng Bảo an ngày 18/4/2024. Theo quy định tại Điều 4 của Hiến chương Liên hợp quốc, việc kết nạp một thành viên mới phải được Hội đồng Bảo an thông qua trước khi đệ trình Đại hội đồng quyết định.

 

 

Thủy Tiên

(theo dangcongsan.vn)

Nguồn: https://dangcongsan.vn/the-gioi/nghi-quyet-mang-tinh-lich-su-doi-voi-nha-nuoc-palestine-664850.html

 

Bài viết cùng chuyên mục

Công bố Logo và giới thiệu cuộc thi Hoa hậu Văn hóa Du lịch Việt Nam

Viện nghiên cứu các vấn đề xã hội xin trân trọng công bố Logo chính thức của cuộc thi Hoa hậu Văn hóa Du lịch Việt Nam thuộc chuỗi hành trình của Dự án công đồng "Tôi yêu Văn hóa Du lịch Việt...

Dự án: VÌ NGƯỜI VIỆT HIỂU VỀ TRÀ VIỆT

Việt Nam, với nền văn hóa trà phong phú và đa dạng, việc uống trà đã trở thành một thói quen trong đời sống hàng ngày của người Việt. Từ những chén trà đá vỉa hè, trà túi lọc tại nhà, đến...

Hà Nội, thành phố của di sản văn hóa, từ lâu đã trở thành nơi lưu giữ và phát triển nhiều loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc, trong đó có hát Xẩm. Không chỉ là âm nhạc, Xẩm còn là tấm...

Thanhn Hóa: Khai giảng “Chương trình kiến tạo giải pháp về nước 104”

Ngày 13/9/2024, tại Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề & Giới thiệu việc làm tỉnh Thanh Hóa, Công ty CP Nước GMT đã khai giảng “Chương trình kiến tạo giải pháp về nước 104”.