Thặng dư thương mại của Hàn Quốc với Mỹ đạt mức cao kỷ lục
Trong nửa đầu năm 2024, Hàn Quốc ghi nhận mức thặng dư thương mại ở mức cao chưa từng có với Mỹ nhờ các hoạt động xuất khẩu ô tô tăng mạnh.
Xe chờ xuất khẩu tại nhà máy Ulsan của Tập đoàn ô tô Hyundai. (Ảnh: Tập đoàn ô tô Hyundai)
Theo số liệu do Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng cùng Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA) công bố ngày 21/7, Hàn Quốc đã công bố thặng dư thương mại kỷ lục của nước này với Mỹ là 28,7 tỷ USD từ tháng 1 đến tháng 6/2024, tăng 55,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, thặng dư thương mại của Mỹ đã vượt thặng dư thương mại chung của Hàn Quốc là 23,1 tỷ USD trong nửa đầu năm 2024.
Cán cân thương mại khiêm tốn giữa Hàn Quốc với Mỹ đã có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây, ghi nhận thặng dư thương mại 11,4 tỷ USD năm 2019; 16,6 tỷ USD năm 2020; 22,7 tỷ USD năm 2021; 28 tỷ USD năm 2022 và 44,4 tỷ USD năm 2023. Năm ngoái, Mỹ đã vượt qua Trung Quốc lần đầu tiên sau khoảng 20 năm và trở thành quốc gia có thặng dư thương mại lớn nhất với Hàn Quốc. Nếu tốc độ này tiếp tục được duy trì, thặng dư thương mại của Hàn Quốc với Mỹ có thể đạt 50 tỷ USD trong cả năm 2024.
Về thặng dư thương mại kỷ lục của Hàn Quốc với Mỹ trong nửa đầu năm nay, lĩnh vực ô tô là yếu tố dẫn đầu khi ghi nhận kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ là 19 tỷ USD, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Lĩnh vực bán dẫn đứng thứ hai với 4,5 tỷ USD, tiếp theo là phụ tùng ô tô với 4,1 tỷ USD, sản phẩm dầu mỏ với 2,7 tỷ USD, máy tính với 1,8 tỷ USD và pin với 1,6 tỷ USD.
Theo đánh giá, sự tăng trưởng thặng dư thương mại của Hàn Quốc với Mỹ là do nhiều yếu tố, bao gồm khả năng cạnh tranh được nâng cao của các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu như các phương tiện đi lại, việc sắp xếp lại chuỗi cung ứng do cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và Đạo luật giảm lạm phát của chính quyền Tổng thống J.Biden nhằm thúc đẩy chuỗi cung ứng trong nước và thúc đẩy năng lượng sạch.
Mặc dù Hàn Quốc ghi nhận những con số khích lệ trong cách hoạt động xuất khẩu sang Mỹ, nhưng chính sách "Nước Mỹ trên hết" của cựu Tổng thống D.Trump đang đặt ra một triển vọng thiếu lạc quan cho các doanh nghiệp Hàn Quốc. Theo đó, cựu Tổng thống Mỹ đã đề xuất mức thuế phổ thông 10% mới đối với tất cả hàng nhập khẩu. Chính sách của ông D.Trump chỉ ra rằng, việc nhập khẩu các phương tiện và phụ tùng ô tô sản xuất tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu, Mexico và Canada là những yếu tố gây ra thâm hụt thương mại cho nền kinh tế số 1 thế giới.
Theo phân tích của Viện Chính sách kinh tế quốc tế Hàn Quốc, nếu Hàn Quốc bị áp dụng mức thuế phổ cập 10%, xuất khẩu của nước này sang Mỹ dự báo sẽ giảm khoảng 15,2 tỷ USD. Trong khi đó, xuất khẩu của Hàn Quốc sang các nước khác dự kiến sẽ giảm khoảng 7 tỷ USD do những tác động gián tiếp.
Với việc xuất khẩu từ Hàn Quốc sang Mỹ tăng mạnh trong năm 2023, Mỹ tiếp tục duy trì vị trí là quốc gia có thặng dư thương mại lớn nhất với Hàn Quốc. Tuy nhiên, theo đánh giá của Mỹ, Hàn Quốc đang thăng hạng trong danh sách 10 quốc gia mà Mỹ có thâm hụt thương mại. Hàn Quốc không có tên trong danh sách này vào năm 2021 nhưng xếp thứ 9 vào năm 2022 và thứ 8 vào năm 2023./.
T.Lan (Theo KBS, koreaherald)
(theo dangcongsan.vn)
Nguồn: https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/thang-du-thuong-mai-cua-han-quoc-voi-my-dat-muc-cao-ky-luc-673124.html
Bài viết cùng chuyên mục
- Giá dầu thế giới giảm mạnh
- Thế giới tuần qua: Thúc đẩy hành động khí hậu toàn cầu
- Chuyên gia Nga: Iskander có khả năng vô hiệu hóa căn cứ phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Ba Lan
- G20 2024: “Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững”
- Tăng cường hợp tác xây dựng môi trường thương mại, đầu tư tự do, mở, công bằng, minh bạch và bao trùm
- Nam Phi tuyên bố tình trạng thảm họa quốc gia sau khi lũ lụt
- ADB cam kết tài trợ cho ứng phó với biến đổi khí hậu tại COP29